fbpx
01-11-2024

Giải pháp đâm chồi, đẻ nhánh và nở bụi cho cây lúa

Quá trình lúa đâm chồi, đẻ nhánh liên quan mật thiết đến quá trình phát triển của cây con, lá mọc kế thân mẹ. Giai đoạn này lúa cũng phát triển nhanh và mạnh nên cần bổ sung sinh dưỡng kịp thời để giúp lúa ra lá và đẻ nhánh, nở bụi nhanh. Để cây lúa phát triển một cách tốt nhất

1. Đặc điểm của lúa giai đoạn đâm chồi, đẻ nhánh

Lúa bước vào giai đoạn đâm chồi, đẻ nhánh khác nhau tùy theo vào cách trồng lúa. Đối với lúa sạ, lúa bước sang giai đoạn đẻ nhánh sau giai đoạn cây con. Đối với lúa cấy, lúa cần phải có thời gian bén rễ, phục hồi rồi mới chính thức bước sang giai đoạn đâm chồi, đẻ nhánh. 

Thời gian để lúa đẻ nhánh:

Nếu điều kiện khí hậu thuận lợi: sau khoảng 5 - 7 ngày cây lúa có thể bén rễ, phục hồi.

Điều kiện thời tiết, khí hậu bất lợi (âm u, thiếu ánh sáng, mưa nhiều, ẩm độ cao): thời gian bén rễ, phục hồi và đẻ nhánh có thể kéo dài từ 15 - 20 ngày.

n bi va r

Ngoài ta thời gian để nhánh còn phụ thuộc vào giống lúa, thời vụ và kỹ thuật canh tác. Có giống đẻ nhánh sớm và cũng có giống đẻ nhánh muộn, lai rai từ từ. Vụ mùa có thời tiết tốt sẽ đẻ nhánh sớm.

Ngoài ra, cây lúa giai đoạn đâm chồi, đẻ nhánh có đặc điểm sinh trưởng nhanh và mạnh. Thế nên, giai đoạn này cây lúa cần tập trung vào quá trình phát triển bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh, nở bụi nhanh. Số chồi khi đạt được mức tối đã sẽ không có dấu hiệu tăng nữa, đồng thời các chồi yếu, kém phát triển bắt đầu trụi dần và số chồi giảm xuống một mức nhất định. Thời điểm có chồi tối đa có thể đạt được trước, cùng lúc hoặc sau thời kỳ bắt đầu phân hóa đòng.

Lúa giai đoạn đẻ nhánh là giai đoạn quyết định đến sự phát triển số bông và diện tích lá sau này. Do đó bà con cần quan tâm đến các biện pháp kỹ thuật giúp tăng diện tích lá, từ đó tăng cường khả năng quang hợp và tăng số chồi hữu hiệu.

2. Giải pháp giúp lúa đâm chồi, đẻ nhánh và nở bụi nhanh

Lúa đâm chồi, đẻ nhánh hay nỏ bụi có nhanh hay không phụ thuộc nhiều vào phạm vi mắt đẻ, giống, điều kiện thời tiết ngoại cảnh, mật độ gieo sạ hay cấy cũng như các bón phân và mực nước trên ruộng. Để giúp lúa phát triển tốt giai đoạn này, còn cần có giải pháp đáp ứng đủ các điều kiện trên:

nh r lua

Phạm vi mắt đẻ: tức là số lượng lá trên cây mẹ, tuổi mạ và số lóng đốt kéo dài trên thân cây lúa.

Về giống: giống khác nhau sẽ có khả năng đẻ nhánh khác nhau. Khả năng đẻ nhánh của một giống chỉ có thể đạt được mức tối đa khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi nhất.

Gieo sạ hay cấy đúng mật độ: khi gieo hay cấy ở mật độ thưa thì số nhánh lúa trên một cây sẽ càng tăng những chỉ ở một giới hạn nhất định. Tuy nhiên, nếu thưa quá thì số nhanh trên một đơn vị diện tích sẽ giảm làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất lúa. Lưu ý: mật độ gieo sạ ở các vùng nhiễm mặn, phèn sẽ tăng hơn so với các vùng khác do khả năng lúa đẻ nhánh kém hơn.

Lượng nước trên ruộng: nếu mực nước trên ruộng quá cao, lúa sẽ rất khó đẻ nhánh. Thông thường vào giai đoạn này, nên giữ mực nước trên ruộng thấp hơn xíu (khoảng 3 - 5cm) để cây lúa dễ dàng đâm chồi, đẻ nhánh hơn. Sau khi kết thúc giai đoạn đẻ nhánh hiệu quả, tiếp tục cho nước vào lại ngập ruộng, sâu tầm 7 -10 cm

Quản lý dinh dưỡng: cân đối lượng phân bón vào lúa, nên ưu tiên lựa chọn các dòng phân thế hệ mới, có tính mát, lưu dẫn tốt để lúa dễ dàng hấp thu nhanh và phát triển mạnh. để giúp kích mầm, tăng cường giải độc, bộ rễ phát triển tốt, tăng hấp thu dinh dưỡng; tăng quang hợp góp phần vào sự phát triển của bộ lá. Đồng thời, dòng phân bón này còn giúp cân bằng sinh trưởng, kích thước sinh trưởng và giảm “Stress” cho cây lúa hiệu quả.

Phân bón hữu cơ siêu ra rễ nở bụi của Protect farm giúp cây lúa nở bụi to, ra rễ cực nhanh, tái tạo bộ rễ, chống nghẹt rễ, bó rễ. Tăng số chồi hữu hiệu không lo đỗ ngã cho cây lúa

sieu ra r n bi 1

Trên đây là đặc điểm cũng như giải pháp giúp lúa đâm chồi, đẻ nhánh và nở bụi nhanh. Hy vọng bà con sẽ áp dụng thành công cho ruộng lúa nhà mình, từ đó góp phần phát triển lúa tốt và gia tăng năng suất về sau cho bà con nông dân.

Quay lại