Kỹ thuật chăm sóc thanh long ra hoa đơn giản
Thời kỳ ra hoa kết trái là giai đoạn cần chú trọng nhất. Đây được coi là giai đoạn quyết định năng suất của mùa vụ. Vậy làm thế nào để cho thanh long ra hoa có tỷ lệ đậu trái cao và đẹp? Cùng Protect Farm tìm hiểu những kỹ thuật chăm sóc thanh long ra hoa từ A-Z để nâng cao năng suất cao và chất lượng của thanh long nhé!
Mục lục
- 1. Điều kiện để cây thanh long ra hoa
- 2. Phương pháp thúc cây thanh long ra hoa
- 3. Cách chăm sóc thanh long ra hoa
- 3.1 Chong đèn để xử lý ra hoa thanh long
- 3.2 Chăm sóc nụ hoa
- 3.3 Tỉa hoa Thanh Long
- 4. Quản lý sâu bệnh trong quá trình cây thanh long ra hoa
- 5. Những lưu ý khi chăm sóc thanh long ra hoa
1. Điều kiện để cây thanh long ra hoa
Cây thanh long ra hoa dựa vào quang chu kỳ (là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối của 1 ngày đêm). Độ dài chiếu sáng trong ngày có tác dụng kích thích hoặc ức chế quá trình ra hoa của cây.
Cây thanh long được xếp vào loại cây ngày dài, cây chỉ ra hoa trong điều kiện ngày dài hơn đêm (thời gian chiếu sáng >14h, tối <10h). Trên cơ sở này có thể điều khiển cây thanh long ra hoa bằng cách thắp đèn để chiếu sáng nhằm mục đích tạo đêm ngắn.
2. Phương pháp thúc cây thanh long ra hoa
Thanh long bắt đầu ra hoa thuận vụ vào tháng 4 đến tháng 9 dương lịch vì số giờ chiếu sáng trong ngày >12 giờ (ngày dài). Bên cạnh vụ thuận, đa số Nhà nông sử dụng thêm phương pháp thắp đèn vào ban đêm để xử lý thanh long nghịch vụ từ 2-3 lần trong năm.
Việc thắp đèn vào ban đêm để xử lý ra hoa thanh long trong điều kiện ngày ngắn (đêm dài) được áp dụng rộng rãi hiện nay là cách tạo ra đêm ngắn một cách nhân tạo.
Tùy theo mùa vụ mà số đêm thắp đèn và thời gian thắp đèn thay đổi, số giờ chiếu sáng trong ngày càng ngắn và thời tiết càng lạnh thì thời gian chiếu đèn và số giờ đốt đèn trong đêm càng tăng. Số đêm thắp đèn từ 15-20 đêm đồng thời số giờ chiếu sáng/đêm từ 6-10 giờ là thanh long có thể ra hoa.
Hình 2: Phương thắp thắp đèn thúc cây thanh long ra hoa
3. Cách chăm sóc thanh long ra hoa
3.1 Chong đèn để xử lý ra hoa thanh long
Để có được mùa thanh long trái vụ, Bà con sử dụng phương pháp thắp đèn nhằm tạo ra ánh sáng nhân tạo (ngày dài hơn đêm) với mục đích kích thích thanh long phân hóa mầm hoa, cụ thể như sau:
- Nên sử dụng bóng đèn tròn có công suất từ 75-100w
- Treo bóng đèn thành hàng giữa 2 trụ, cách mặt đất từ 0.7 đến 1.2m
- Thời gian kích thích thanh long ra hoa tốt nhất là 4 giờ liên tục, từ 10-15 đêm (bà con điều chỉnh thời gian thắp đèn theo mùa, sao cho đảm bảo đủ lượng ánh sáng để thanh long ra hoa)
- Để thanh long ra mầm hoa thuận lợi hơn, bà con có thể sử dụng phân tưới CYTOBASE 15-30-15+TE và CYTOGREEN 10-55-10+Zn nhằm thúc đẩy khả năng phân hóa mầm hoa
Sau khi thành công thúc cây ra hoa, cách chăm sóc thanh long ra hoa là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và năng suất của thành phẩm cuối cùng. Sau đây là cách chăm sóc thanh long ra hoa mà Nông Dược Xanh muốn chia sẻ đến cho bà con:
3.2 Chăm sóc nụ hoa
1. Giai đoạn nụ bắp
- Sau rút đèn 3-7 ngày là giai đoạn nhạy cảm của búp thanh long, lúc này bà con hạn chế sử dụng phân bón lá nhiều đạm, tăng cường Canxi, Bo và lân để kích thích mầm hoa.
- Đây là giai đoạn thanh long dễ bị nấm bệnh tiếp xúc và tấn công. Khuyến khích bà con kết hợp phun thuốc phòng bệnh do nấm, vi khuẩn, côn trùng
- Bón phân: tăng cường NPK 1:2:1 như NPK 15-30-15+TE, nên bón bổ sung Canxi Bo.
2. Giai đoạn nụ 7-10 ngày tuổi (Búp 1)
- Là giai đoạn bắt đầu kiến thiết về cuống trái, tai trái, độ dày tai trái về sau.
- Ở giai đoạn này, thanh long nhạy cảm với phân bón lá có hàm lượng đạm (N) cao.
- Có thể bổ sung chất kích thích sinh trưởng giúp to tai, dày tai
- Tăng cường CaBo giúp củng cố cuống búp
- Bón phân NPK tỷ lệ 2:1:2 như NPK 30-15-30+TE,....
3. Giai đoạn búp 10-14 ngày tuổi (Búp 2)
- Là giai đoạn hình thành hình thái mẫu mã trái về sau, kéo cổ
- Bổ sung KTST (Ga3, NAA...), kích tố tự nhiên giúp hình thành thế trái, độ dày, độ dài tai trái (tai đầu)
- Bổ sung Ca, Bo giúp hạt phấn phát triển tốt
- Bón phân: NPK tỷ lệ 2:1:2
4. Giai đoạn búp 16-18 ngày tuổi (Búp 3 - Lấy tai đầu)
- Là giai đoạn phun thuốc quyết định mẫu mã trái giai đoạn cuối cùng
- Bổ sung chất kích thích sinh trưởng (Ga3, NAA...), kích tố tự nhiên giúp hình thành thế trái, độ dày, độ dài tai trái
- Bón phân: NPK tỷ lệ 2:1:2 như NPK 16-8-16,....
3.3 Tỉa hoa Thanh Long
Trong quá trình chăm hoa, bà con cần tỉa hoa để không tranh giành dinh dưỡng và thu được trái có mẫu mã đồng đều, với kỹ thuật tỉa hoa như sau:
- Ở mỗi cành, bà con giữ lại 2-4 hoa phát triển tốt nhất, các hoa còn lại tỉa bỏ (khoảng cách 2 hoa trên 1 cành nên để cách xa nhau)
- Kiểm tra các cành mang bông (tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng và che khuất nhau)
- Chọn hoa nhỏ, mọc sau tỉa bỏ để trái được đồng đều
- Sau khi bông nở, Bà con cần tưới nước ướt cả cây. Để tránh trường hợp những hoa mới nở bị ứ đọng nước (hoa dễ bị thối, hư), Bà con nên sử dụng ly nhựa chụp bông trước khi tưới.
Hình 3: Cách chăm sóc thanh long ra hoa
4. Quản lý sâu bệnh trong quá trình cây thanh long ra hoa
Cây mắc bệnh trong giai đoạn ra hoa, đậu quả là một điều không ai mong muốn. Hoa bệnh dẫn đến khô và rụng, giảm tỷ lệ đậu quả. Trường hợp đậu quả thì chất lượng cũng không cao, dẫn đến giá bán không như mong đợi gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế. Vậy nên trong giai đoạn nào bà con cũng hết sức nghiêm ngặt trong việc phòng trừ sâu bệnh. Sau đây là một số sâu bệnh hoành hành trong quá trình cây thanh long ra hoa
1. Bệnh thán thư: Bệnh gây hại nặng ở giai đoạn cây ra hoa, trái sắp thu hoạch và sau thu hoạch làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của trái thanh long. Bệnh tấn công lên tất cả các bộ phận của cây như thân, cành, hoa và cả trái.
- Cách xử lý: Đảm bảo độ thông thoáng cho vườn trồng
- Loại bỏ và tiêu hủy kịp thời đối tượng đã bị nhiễm bệnh
- Sử dụng một số thuốc trừ nấm có hoạt chất Mancozeb + Metalaxyl (Ridomil gold, Ridozeb), Azoxystrobin (Amistar top, Amistar, Trobin top), Difenoconazole (Score, Curegold, Tilt Super) hoặc các thuốc gốc đồng (Coc 85, Norshield)
2. Bệnh đốm trắng: Thường xuất hiện trên nụ, ban đầu xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng, hơi lõm. Về sau, chuyển thành vết loét màu nâu, hơi lồi.
- Cách xử lý: Phun thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, Hexaconazole, Metalaxyl hay hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)…
3. Nhiều đối tượng sâu hại
- Sâu khoang, sâu róm, bọ xít, phun phòng trừ bằng một số loại thuốc đặc trị có bán trên thị trường.
- Ốc sên: bắt vào buổi tối hoặc rắc vôi bột xuống gốc cây thanh long để ngăn không cho ốc sên gây hại, là biện pháp đơn giản, hiệu quả và không tốn công lao động;
- Nhện đỏ phòng trừ bằng thuốc: LAMA 50 EC; Danitol 10EC, Nissorun 5EC, Pegasus 500EC, Polo 500EC, Cascade 5EC.
Hình 4: Sâu bệnh hại cây thanh long ra hoa
5. Những lưu ý khi chăm sóc thanh long ra hoa
- Nếu gặp áp thấp hoặc bão, mưa dầm kéo dài nhiều ngày trong quá trình chong đèn làm thiếu ánh sáng tự nhiên. Nếu mới chong được vài đêm, bà con nên nghỉ và đợi qua bão làm lại. Trong trường hợp chong gần đủ thời gian, Bà con có thể kéo dài thời gian chong đè thêm vài ngày..
- Nếu vụ trước cây ra trái quá nhiều dẫn đến mất sức và có một số biểu hiện như: cành vàng nhạt, mềm teo lại như bị héo,.. Bà con cần làm tốt quy trình hồi phục trước khi chong đèn cho vụ tiếp theo. Cây cần được chăm sóc, phục hồi dinh dưỡng và vệ sinh vườn sạch sẽ.
- Nếu thắp sáng liên tục thì năng suất sẽ thấp, không ổn định, kém hiệu quả. Do đó cần chú trọng bón phân và dưỡng cành, điều chỉnh nhịp độ xử lý để có hiệu quả kinh tế cao và tránh lãng phí điện.
- Bà con thường xuyên thăm vườn để phát hiện và điều trị sâu bệnh kịp thời.
- Dây dẫn điện phải là dây có bọc cách điện an toàn, đảm bảo các nguyên tắc an toàn về điện trong quá trình sử dụng.
Trên đây là cách chăm sóc thanh long ra hoa hiệu quả mà Protect Farm muốn chia sẻ đến với Nhà Nông. Hy vọng Protect Farm được chia sẻ và đồng hành cùng bà con nhiều hơn nữa trong những mùa vụ sắp tới.
Quay lại